Tiêm tan mỡ bị áp xe do đâu? Cách xử lý và phòng ngừa 

tiêm tan mỡ bị áp xe

Tiêm tan mỡ bị áp xe là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thẩm mỹ khi mọi người lựa chọn phương pháp giảm béo nhanh chóng này. Bài viết sau đây của Thẩm mỹ Maia&Maia sẽ giúp mọi người hiểu rõ về biến chứng áp xe sau tiêm tan mỡ và cách xử lý.

I. Tìm hiểu tình trạng áp xe sau tiêm tan mỡ

Áp xe là tình trạng nhiễm trùng cấp tính tạo thành một ổ mủ tích tụ dưới da hoặc trong các mô mềm. Sau khi tiêm tan mỡ, áp xe thường xuất hiện tại vùng tiêm, gây sưng, nóng, đỏ, đau và có thể kèm theo sốt

Tình trạng áp xe sau tiêm tan mỡ thường do những nguyên nhân dưới đây:

  • Thuốc tiêm tan mỡ không rõ nguồn gốc: Đây là nguyên nhân hàng đầu và cực kỳ nguy hiểm. Bởi yrên thực tế, hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc tiêm tan mỡ nào được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng với mục đích làm tan mỡ trên cơ thể. Bởi vậy, các sản phẩm được quảng cáo trên thị trường đa phần là hàng không đảm bảo chất lượng, tiêm những chất này vào cơ thể có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
  • Kỹ thuật tiêm sai: Kèm theo việc thuốc tiêm tan không đảm bảo chất lượng, khi người thực hiện không có chuyên môn, thiếu kiến thức về giải phẫu có thể tiêm sai. Từ đó làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh hoặc các mô xung quanh, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Không vô trùng trong kỹ thuật tiêm: Quá trình tiêm các vật dụng không được vô trùng sạch, các vi khuẩn như liên cầu hay tụ cầu vàng xâm nhập vào vùng tiêm gây nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe.

dấu hiệu áp xe sau tiêm tan mỡ

II. Tiêm tan mỡ bị áp xe nguy hiểm như thế nào?

Tiêm tan mỡ bị áp xe là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, không chỉ gây đau đớn, mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Những biến chứng thường gặp khi bị áp xe do tiêm tan mỡ đó là:

  • Tổn thương mô mềm và da vĩnh viễn: Ổ áp xe có thể phát triển lớn, phá hủy các mô xung quanh, gây hoại tử da và để lại sẹo lồi, sẹo lõm, biến dạng vùng tiêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Vi khuẩn từ ổ áp xe có thể di chuyển vào máu, gây nhiễm trùng huyết – một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Nhiễm trùng cũng có thể lan sang các cơ quan lân cận.
  • Biến chứng toàn thân: Người bệnh có thể bị sốt cao, ớn lạnh, suy nhược cơ thể do nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, có thể gây sốc nhiễm trùng, suy đa tạng.

ĐỌC NGAY: Tiêm tan mỡ bị vón cục phải làm sao?

III. Cách xử lý bị áp xe sau tiêm tan mỡ 

Khi gặp các dấu hiệu nghi ngờ bị áp xe sau tiêm tan mỡ thì mọi người không nên tự ý can thiệp điều trị tại nhà. Việc cần làm đó là đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và điều trị, chỉ định thực hiện những phương pháp sau tùy tình trạng:

  • Dùng kháng sinh, kháng viêm liều cao: Các bác sĩ sẽ kê đơn các loại kháng sinh phù hợp để cải thiện ổ áp xe như Amoxicillin, Cephalexin,…tùy vào vi khuẩn gây nhiễm trùng, tình trạng sức khỏe người bị áp xe. Ngoài ra một số loại thuốc kháng viêm cũng được dùng như Ibuprofen, Diclofenac. 
  • Rạch dẫn lưu mủ: Đối với các ổ áp xe hình thành mủ sẽ cần rạch dẫn lưu để loại bỏ dịch mủ, ngừa nhiễm trùng lan rộng. Cách này sẽ được bác sĩ chỉ định nhằm làm sạch ổ áp xe nặng. 
  • Phẫu thuật tái tạo: Thực hiện khi ổ áp xe tổn thương nặng, biến chứng xấu. Phương pháp sẽ loại bỏ nhanh các mô nhiễm trùng, hoại tử do áp xe để ngừa nhiễm trùng lây lan, giúp quá trình lành vết thương nhanh hơn.

rạch dẫn lưu mủ

IV. Cách phòng ngừa nguy cơ áp xe khi định giảm mỡ

Để bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng nguy hiểm như áp xe, mọi người không nên thực hiện tiêm tan mỡ bởi những rủi ro tiềm ẩn và chưa có sản phẩm được cấp phép chính thức. Thay vào đó, hãy tìm đến các phương pháp giảm mỡ an toàn và đã được kiểm chứng hiệu quả và lưu ý những lời khuyên dưới đây:

  • Tránh tiêm tan mỡ ở các spa, thẩm mỹ “chui” chưa được cấp phép hoạt động, nguy cơ biến chứng cao.
  • Không dùng những loại thuốc/hoạt chất tiêm tan mỡ không được cấp phép, không rõ ràng về nguồn gốc. 
  • Để giảm mỡ an toàn và hiệu quả nên thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều trái cây và rau xanh, bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra nên tránh ăn đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ gây tích tụ chất béo trong cơ thể.
  • Giảm mỡ an toàn bằng việc luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày, (tập gym, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập aerobic)

Bên cạnh đó mọi người nên tham khảo một số công nghệ giảm mỡ an toàn thay vì tiêm tan mỡ để tránh biến chứng áp xe đó là:

  • Giảm mỡ nhiệt độ cao – công nghệ HIFU: Phương pháp sử dụng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao phá hủy những tế bào mỡ dưới da, áp dụng để tạo hình cơ thể, giảm mỡ ở vùng khó giảm bằng ăn kiêng hay tập luyện.
  • Giảm mỡ nhiệt độ thấp – công nghệ đông hủy mỡ: Giảm mỡ không xâm lấn dùng nhiệt độ thấp làm đông và loại bỏ tế bào mỡ dưới da. Phương pháp sẽ đưa những thiết bị làm lạnh đến vùng cần giảm mỡ, đông lạnh tế bào mỡ và khiến các tế bào này chết đi, sau đó cơ thể sẽ đào thải mỡ một cách tự nhiên. 
  • Giảm mỡ cơ học: Phương pháp laser cường độ thấp kích thích trao đổi chất và đốt cháy mỡ; Xung siêu âm không nhiệt dùng sóng siêu âm cường độ cao phá hủy các tế bào mỡ; Liệu pháp sóng xung kích ngoại bào hỗ trợ giảm mỡ cục bộ, giúp da săn chắc hơn.

giảm mỡ bằng công nghệ cao

Bài viết trên đây đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về tình trạng tiêm tan mỡ bị áp xe. Trên thực tế phương pháp tiêm tan mỡ là không an toàn, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, bởi vậy mọi người không nên thực hiện. Trường hợp gặp tình trạng áp xe do tiêm tan mỡ mọi người liên hệ ngay với Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 03.845.1188 để nhận tư vấn điều trị cùng đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành!

Bài viết liên quan
[Giải đáp] Học tiêm filler mất bao lâu thì được hành nghề? 

Học tiêm filler mất bao lâu để thực hành được là vấn đề được nhiều [...]

Học tiêm filler cần bằng cấp gì? Những điều phải biết trước khi học

Học tiêm filler cần bằng cấp gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc [...]

Học tiêm filler giá bao nhiêu? Chi phí có đắt không?

Nhu cầu làm đẹp bằng tiêm filler ngày càng tăng cao kéo theo sự phát [...]