Tiêm filler môi là một thủ thuật thẩm mỹ phổ biến. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất và tránh các biến chứng, việc tìm hiểu tiêm filler môi kiêng gì là điều rất quan trọng. Hơn nữa, chế độ chăm sóc sau tiêm đóng vai trò then chốt trong quá trình hồi phục và duy trì vẻ đẹp của đôi môi. Cùng Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
I. Lý do cần kiêng khem sau khi tiêm filler môi?
Sau khi tiêm filler môi, mọi người cần thực hiện kiêng khem đúng cách, có chế độ ăn uống phù hợp bởi những lý do sau đây:
- Đảm bảo hiệu quả phương pháp: Filler cần có thời gian để ổn định ở vị trí tiêm trong vòng 1 – 2 tuần đầu tiên. Nếu như ăn uống không đúng cách rất dễ lệch môi, vón cục filler.
- Giảm sưng viêm, nhiễm trùng: Sau khi thực hiện tiêm filler môi thì vùng môi sẽ sưng bầm nhẹ, chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm sưng viêm môi, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
- Hiệu quả filler bền vững: Kiêng ăn đúng cách, sinh hoạt điều độ sẽ giúp tăng hiệu quả và độ bền vững sau khi tiêm filler môi.
- Ngừa biến chứng: Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ sẽ giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bầm tím, lệch môi.
II. Tiêm filler môi kiêng gì để hạn chế biến chứng?
Tiêm filler cần kiêng khem đúng cách, cả về chế độ ăn uống và sinh hoạt, chăm sóc vùng môi. Dưới đây là những vấn đề mọi người nên kiêng để hạn chế gặp biến chứng sau khi thực hiện phương pháp:
1. Về chế độ ăn uống
Chế độ ăn sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả phục hồi vùng tiêm filler môi, mọi người nên kiêng ăn những thực phẩm sau:
- Hải sản: Những loại hải sản như tôm, cua, mực, cá có nhiều chất tanh và đạm rất dễ khiến da kích ứng, mẩn đỏ, đặc biệt là sau khi tiêm môi, bởi vậy nên tránh ăn hải sản.
- Đồ nếp: Ăn nhiều đồ nếp sau khi tiêm môi sẽ có nguy cơ sưng mủ, tăng phản ứng viêm trên da.
- Thịt gia cầm: Thịt ngan, gà, vịt hay cả trứng gà sẽ không nên ăn sau khi tiêm filler môi. Bởi những thực phẩm này mặc dù rất nhiều dinh dưỡng nhưng nếu ăn sau khi tiêm filler môi sẽ khiến vùng tiêm dễ đau nhức khó chịu.
- Rau muống: Làm đầy vết thương, tăng sinh collagen, kích thích lên da non nên rất dễ để lại sẹo lồi nếu ăn sau khi thực hiện tiêm filler môi.
- Đồ ăn cứng: Những loại thực phẩm cứng như kẹo cứng, hải sản có vỏ, đá lạnh dễ khiến ảnh hưởng đến hiệu quả vùng tiêm filler môi, do cơ miệng phải hoạt động nhiều và liên tục khi ăn những loại thực phẩm này.
- Rượu bia và chất kích thích: Uống rượu bia, uống cà phê hay hút thuốc lá sẽ gây cản trở quá trình phục hồi và tái tạo da sau khi tiêm filler. Những chất kích thích khi sử dụng quá nhiều còn khiến da môi thâm xỉn mất thẩm mỹ.
2. Về thói quen sinh hoạt
Sau khi tiêm filler môi mọi người cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, tránh thực hiện những thói quen dưới đây:
- Massage, xông hơi: Không nên massage, xông hơi trong tối thiểu 1 tuần đầu sau khi thực hiện tiêm filler môi, bởi sẽ làm giảm hiệu quả của chất làm đầy, dễ khiến filler tan đi.
- Sờ chạm vào môi: Sờ nắn hay xoa bóp môi sẽ dễ gây biến dạng vùng tiêm filler môi. Ngoài ra mọi người cũng không nên liếm môi, cắn môi vì rất dễ khiến filler ở vùng môi dịch chuyển mất thẩm mỹ.
- Thói quen nằm sấp: Không nên nằm sấp bởi sẽ gây chèn ép lên vùng môi sau tiêm filler, mọi người nên ưu tiên nằm ngửa để đảm bảo an toàn sau khi thực hiện phương pháp.
- Vận động mạnh: Vận động mạnh hay tập thể thao với cường độ cao dễ khiến filler môi dịch chuyển sang những khu vực khác, khiến filler tràn ra bên ngoài, môi sẽ mất cân đối.
- Biểu cảm kích động: Khóc, cười, nói to, mím môi, kích động mạnh,… dễ khiến cơ mặt, vùng môi méo và lệch. Bởi vậy trong 3 – 4 ngày đầu sau tiêm filler môi không nên bộc lộ quá nhiều cảm xúc để tránh filler bị dịch chuyển.
3. Về cách chăm sóc môi
Để vùng tiêm filler môi nhanh chóng phục hồi thì nên chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những việc nên tránh khi chăm sóc môi để không gây ảnh hưởng đến hiệu quả phương pháp:
- Trang điểm: Việc dùng son môi sẽ gây ảnh hưởng đến filler môi, nguy cơ nhiễm trùng vùng tiêm filler. Bởi vậy cho đến khi môi phục hồi thì mọi người nên tránh trang điểm, dùng son môi.
- Không dưỡng môi: Sau tiêm filler môi nếu không dưỡng môi thì sẽ rất dễ khiến da khô và bong tróc mất thẩm mỹ.
- Chủ quan khi vệ sinh: Nhiều người không vệ sinh môi cẩn thận dẫn đến môi lâu lành, thậm chí nhiễm trùng.
III. Tiêm filler môi cần kiêng trong bao lâu?
Để đảm bảo hiệu quả tiêm filler môi thì cần kiêng ăn, vận động nhẹ trong 1 – 2 tuần đầu. Quá trình kiêng sau tiêm filler là rất cần thiết để môi nhanh phục hồi, tránh tổn thương hay biến chứng. Mọi người nên tham khảo chi tiết quá trình phục hồi sau tiêm filler môi như sau:
- Giai đoạn 1 (1 – 2 ngày sau tiêm): Vùng môi sẽ còn sưng nhẹ, đau và căng tức, bầm tím nhẹ ở vùng tiêm
- Giai đoạn 2 (3 – 5 ngày sau tiêm): Vùng môi giảm sưng dần, filler môi đã bắt đầu ổn định được vị trí.
- Giai đoạn 3 (6 – 10 ngày sau tiêm): Môi đã bớt sưng, filler môi đã định hình vào da, môi nhìn tự nhiên hơn.
- Giai đoạn 4 (Tuần 2 – Tuần 4): Dáng môi đã được định hình, môi căng bóng và không còn sưng đau, hồi phục hoàn toàn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tiêm filler môi bao lâu thì tan?
IV. Bí quyết giúp môi nhanh hồi phục sau tiêm filler
Để giúp môi nhanh phục hồi sau khi tiêm filler mọi người cần chú ý những vấn đề dưới đây:
- Chườm lạnh giảm sưng trong 2 ngày đầu sau tiêm filler môi bằng khăn sạch bọc đá lạnh.
- Dưỡng môi đúng cách với son dưỡng để da môi mềm mịn, khỏe mạnh, tránh dùng son, tẩy tế bào chết môi trong những ngày đầu sau tiêm filler
- Không sờ chạm hay bóp môi, hôn gây ảnh hưởng đến hiệu quả filler. Ngoài ra nên nằm ngửa, không nằm sấp để bảo vệ vùng môi sau khi thực hiện tiêm filler.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh, thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin C, vitamin E để giúp da môi nhanh phục hồi
- Bổ sung đủ 2 lít nước/ngày để filler nhanh ổn định, da môi mềm mại hơn.
- Thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tập thể dục và kiểm soát căng thẳng.
- Theo dõi tình trạng môi sau khi tiêm filler và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra kết quả.
V. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Sau khi tiêm filler môi nếu có những dấu hiệu bất thường cần thăm khám ngay với các bác sĩ để điều trị đúng cách. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường mọi người không nên chủ quan và cần thăm khám kịp thời:
- Vùng môi tiêm filler sưng nhức to, kéo dài sau 3 ngày không thuyên giảm
- Môi có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng đau, mưng mủ kèm dấu hiệu sốt cao
- Môi đau nhức dữ dội, đổi màu bất thường (trắng nhợt hay tím tái)
- Vùng môi nổi mụn nước, filler vón cục bất thường.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho mọi người vấn đề tiêm filler môi kiêng gì, bí quyết giúp môi phục hồi sau tiêm filler. Hy vọng những chia sẻ này sẽ thật sự hữu ích và giúp mọi người biết cách chăm sóc vùng môi đúng cách sau khi tiêm chất làm đầy. Liên hệ ngay với Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn tiêm filler môi an toàn cùng đội ngũ bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương!