Vì sao tiêm filler bị sưng? Biện pháp giảm sưng nhanh chóng

tiêm filler bị sưng

Tiêm filler là xu hướng làm đẹp giúp đánh bay dấu hiệu lão hóa trên da. Tuy nhiên, nhiều người lại lo lắng khi xuất hiện tình trạng tiêm filler bị sưng. Trong bài viết sau, Thẩm mỹ Maia&Maia sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng sưng khi tiêm filler. 

I. Nguyên nhân tiêm filler bị sưng

Tiêm filler giúp trẻ hóa làn da nhưng đòi hỏi kỹ thuật thực hiện rất cao. Khi tiêm chất làm đầy có thể gây ra hiện tượng sưng tấy, khó chịu. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Phản ứng tự nhiên: Sưng tấy là hiện tượng xuất hiện phổ biến sau khi tiêm filler. Đặc biệt, người có cơ địa nhạy cảm thường gặp tình trạng tiêm filler bị sưng kéo dài hơn bình thường.    
  • Kỹ thuật tiêm: Tình trạng sưng, áp xe, tắc mạch máu thường diễn ra khi chất làm đầy bị tiêm sai vị trí hay vào mạch máu.
  • Chất lượng filler: Tiêm filler không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém, thậm chí tiêm phải silicon lỏng còn khiến làn da bị sưng tấy, đau nhức hay nhiễm trùng.
  • Cách chăm sóc: Không duy trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tác động lực mạnh lên vùng da điều trị, dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, thức khuya, căng thẳng,… đều là những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler bị sưng.

kỹ thuật tiêm filler ở má

II. Tiêm filler bao lâu thì hết sưng?

Tiêm filler bị sưng là phản ứng tự nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng sưng tại vị trí tiêm filler sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp, làn da sưng tấy kéo dài kèm theo những dấu hiệu tiêm filler bị hỏng khác, mọi người nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

III. Các biện pháp giảm sưng khi tiêm filler

Sưng khi tiêm filler không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ. Để giảm hiện tượng sưng tại vùng da điều trị, mọi người nên tham khảo những biện pháp sau: 

1. Chườm đá

Chườm mát là cách giảm sưng sau tiêm filler khá hiệu quả. Mọi người chỉ cần di chuyển túi chườm đá lạnh nhẹ nhàng trên da giúp làm dịu tình trạng sưng, đau nhức tại vị trí điều trị. Tuy nhiên, mọi người nên tránh để túi chườm tại một vị trí quá lâu có thể khiến làn da bị bỏng lạnh. 

2. Chú ý thói quen sinh hoạt

Ngoài chườm lạnh, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học cũng giúp cải thiện tình trạng làn da bị sưng tấy sau khi tiêm filler. Dưới đây là những lưu ý mà mọi người nên biết:

  • Vệ sinh vị trí tiêm filler bằng nước muối sinh lý nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây nhiễm trùng 
  • Duy trì tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
  • Massage vùng da điều trị nhẹ nhàng nhằm kích thích quá trình tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng sưng khi tiêm filler.
  • Tránh nằm sấp, nắn mạnh, nhai đồ ăn cứng khiến vị trí điều trị bị biến dạng 
  • Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc có chứa thành phần hóa học dễ gây kích ứng vùng da điều trị
  • Hạn chế tập gym, chơi bóng rổ, nhảy dây,… tăng nguy cơ vị trí điều trị bị tổn thương 
  • Tránh đi bơi, xông hơi trong vòng 48 giờ làm giảm hiệu quả tiêm filler
  • Không nên tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn, khói bụi,… dễ khiến vùng da điều trị bị viêm nhiễm
  • Ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái tạo điều kiện thuận lợi cho vị trí tiêm filler phục hồi nhanh chóng

ngủ đủ giấc

3. Chế độ ăn uống lành mạnh

Kết hợp sinh hoạt khoa học với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đẩy nhanh thời gian phục hồi vùng da tiêm filler, ngăn ngừa hiện tượng sưng tấy. Dưới đây là hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng hợp lý:

  • Bổ sung các loại rau củ hoa quả chứa nhiều vitamin A, C, B hỗ trợ quá trình phục hồi vị trí điều trị
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ chứa gia vị cay, nóng, nhiều đường…. tăng nguy cơ vùng da điều trị bị bầm tím, sưng viêm
  • Uống nhiều nước giúp làn da luôn mềm mịn

4. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp giảm tình trạng sưng tấy trên da. Tuy nhiên, mọi người chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn. Đồng thời, tránh lạm dụng thuốc và tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ của thuốc để tránh xảy ra những biểu hiện bất thường.

IV. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp giảm sưng khi tiêm filler tại nhà nhưng không hiệu quả, mọi người nên đi khám bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Sau đây là dấu hiệu bất thường mọi người cần lưu ý:

  • Vùng da bị sưng không thuyên giảm sau khoảng 2 ngày tiêm filler
  • Làn da chuyển sang màu trắng, xanh xám, nổi vân, bầm tím hay chảy dịch mủ
  • Sau khoảng 1 tuần hoặc vài tháng, vị trí tiêm filler xuất hiện tình trạng sưng tấy
  • Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, sốt cao

thăm khám bác sĩ sau tiêm filler

Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng tiêm filler bị sưng. Ngoài ra, nếu mọi người muốn tiêm chất làm đầy an toàn, không đau, hãy liên hệ với Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết. 

Bài viết liên quan
Tiêm filler môi bị sưng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tiêm filler môi bị sưng là phản ứng thường thấy ở nhiều người sau khi [...]

Tiêm filler môi bao lâu thì mềm? Cách chăm sóc hiệu quả

Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp ngày càng phổ biến được nhiều người [...]

Cảnh báo các biến chứng tiêm filler mông nguy hiểm thường gặp 

Sử dụng giải pháp thẩm mỹ vùng mông sai cách sẽ tiềm ẩn nhiều rủi [...]