Tiêm filler bị áp xe do đâu? Biện pháp xử lý và phòng ngừa

tiêm filler bị áp xe

Tiêm filler mang lại nhiều lợi ích vượt trội, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó, tiêm filler bị áp xe là biến chứng không hiếm gặp. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn tình trạng áp xe tiến triển nặng. Bài viết sau của Thẩm mỹ Maia&Maia sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân và cách phòng ngừa áp xe khi tiêm filler. 

I. Tiêm filler bị áp xe là gì? Dấu hiệu nhận biết

Thực hiện tiêm filler giá rẻ tại các cơ sở kém chất lượng có thể gây ra những rủi ro không mong muốn, đặc biệt là bị áp xe. Vùng da bị áp xe sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, nóng, chảy mủ kèm sốt cao. 

Tình trạng áp xe không được điều trị kịp thời sẽ tăng dần kích thước, đau dữ dội, lan rộng và phá hủy các mô xung quanh. Trong trường hợp nặng, ổ áp xe trong cơ thể bị vỡ sẽ gây viêm phúc mạc hay nhiễm trùng máu. 

áp xe sau tiêm filler

II. Nguyên nhân dẫn đến áp xe sau khi tiêm filler

Tiêm filler bị áp xe xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu như:

  • Tiêm sai kỹ thuật: Kỹ thuật viên tại các cơ sở “chui” thường không nắm rõ về cấu trúc giải phẫu, xác định sai vị trí tiêm dẫn đến tình trạng tiêm filler bị áp xe.
  • Chất lượng filler kém: Filler không được kiểm định chất lượng, nằm trong danh sách cấm dễ gây viêm nhiễm hình thành nên các ổ áp xe trên da.
  • Quy trình thiếu an toàn: Vị trí tiêm không được sát trùng, dụng cụ tiêm filler không đạt chuẩn,… sẽ gây nhiễm trùng khiến vùng tiêm bị áp xe.
  • Cơ địa mẫn cảm: Hệ miễn dịch kém dễ bị nhiễm trùng tại vị trí tiêm filler hình thành nên ổ áp xe.
  • Chăm sóc không đúng: Không vệ sinh vị trí tiêm, tiếp xúc với môi trường chứa nhiều khói bụi, trang điểm, uống rượu bia,… đều là những nguyên nhân khiến vùng da tiêm filler bị áp xe.

III. Cách xử lý khi bị áp xe do tiêm filler

Tình trạng bị áp xe là biến chứng tiêm filler nguy hiểm. Vì vậy mọi người tuyệt đối không tự khắc phục tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Với trường hợp áp xe nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng, thuốc giảm đau giúp cải thiện tình trạng sưng, phù nề, làm xẹp vùng da bị áp xe. 

Tuy nhiên, khi bị áp xe nặng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật rạch da, đặt ống dẫn lưu nhằm loại bỏ dịch mủ. Đồng thời, trong thời gian này, bác sĩ cũng sẽ vệ sinh và thay băng thường xuyên nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Sau khoảng 1 tuần, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vùng da bị áp xe. 

phẫu thuật rạch da

IV. Phòng ngừa tình trạng tiêm filler bị áp xe

Ngăn ngừa sớm sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêm filler bị áp xe. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa mà mọi người nên biết:

Trước khi tiêm 

  • Lựa chọn loại filler đảm bảo chất lượng, bác sĩ thực hiện có tay nghề cao, quy trình tiêm theo đúng chuẩn y khoa
  • Không tự ý tiêm tại nhà hoặc đến các cơ sở “chui” kém chất lượng
  • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các loại thuốc đang sử dụng 

Sau khi tiêm 

  • Dùng nước muối sinh lý hay nước sạch vệ sinh vị trí tiêm filler
  • Không trang điểm, sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều thành phần hóa học dễ gây kích ứng da
  • Dùng túi chườm hay khăn mềm thấm nước mát giúp vị trí bị sưng tấy khi tiêm filler
  • Sử dụng thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ
  • Uống đủ nước nhằm duy trì làn da mềm mịn
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E, protein, kẽm,… giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích,… khiến vùng da tiêm filler bị bầm tím
  • Tránh ăn đồ nếp, thịt bò, thịt gà,… dễ gây nên tình trạng mưng mủ tại vị trí tiêm filler
  • Hạn chế thức khuya, căng thẳng làm cơ thể bị suy yếu, kéo dài thời phục hồi da
  • Không nên nằm sấp, nằm nghiêng, dùng khẩu trang bó sát khiến filler bị di chuyển sang vị trí khác, tăng nguy cơ bị áp xe
  • Tránh xông hơi hay bơi lội làm giảm hiệu quả tiêm chất làm đầy
  • Không chạy bộ, chơi bóng bàn, bóng rổ,… khiến vùng tiêm bị tổn thương, lâu phục hồi.

V. Maia&Maia – Địa chỉ tiêm filler uy tín, an toàn hiện nay

Tìm hiểu kỹ về cơ sở y tế khi tiêm filler sẽ giúp gia tăng hiệu quả làm đẹp và ngăn ngừa những biến chứng xảy ra. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia luôn tự hào là địa chỉ tiêm filler uy tín hàng đầu bởi:

  • Được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động
  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn và nhiều năm làm việc tại bệnh viện da liễu tuyến đầu 
  • Cơ sở vật chất sang trọng, hiện đại và đầy đủ tiện nghi
  • Máy móc, trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài và có chứng nhận toàn cầu 
  • Ứng dụng công nghệ Maitrix HA giúp trẻ hóa làn da, tạo hình thẩm mỹ an toàn, không gây đau
  • Xây dựng liệu trình tiêm filler cá nhân hóa theo đúng chuẩn y khoa
  • Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề trong suốt quá trình liệu trình

phòng khám maia bắc ninh

Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng tiêm filler bị áp xe. Ngoài ra, nếu mọi người có mong muốn tiêm filler không đau, hãy liên hệ với Thẩm mỹ Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết. 

Bài viết liên quan
Tiêm filler môi bị sưng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tiêm filler môi bị sưng là phản ứng thường thấy ở nhiều người sau khi [...]

Tiêm filler môi bao lâu thì mềm? Cách chăm sóc hiệu quả

Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp ngày càng phổ biến được nhiều người [...]

Cảnh báo các biến chứng tiêm filler mông nguy hiểm thường gặp 

Sử dụng giải pháp thẩm mỹ vùng mông sai cách sẽ tiềm ẩn nhiều rủi [...]