Một làn da căng mịn và đều màu là mơ ước của nhiều người. Thực hiện peel da sẽ giúp khắc phục các khuyết điểm trên da một cách nhanh chóng. Bài viết sau của Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia sẽ chia sẻ chi tiết về các loại peel da và quy trình thực hiện.
I. Peel da là gì? Lợi ích khi thực hiện
Peel da là phương pháp loại bỏ tế bào chết, cải thiện cấu trúc da bằng hoạt chất hóa học. Khi các hoạt chất hóa học tác động lên da sẽ kích thích tăng sinh collagen, đánh bay các khuyết điểm trên da. Phương pháp này được sử phổ biến quá trình làm đẹp da. Ngoài ra, phương pháp peel da cũng mang lại nhiều lợi ích cho làn da như:
- Làm sạch sâu, loại bỏ tế bào chết và bã nhờn dư thừa
- Hỗ trợ điều trị mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu đen
- Làm mờ thâm, nám, tàn nhang và sẹo mụn nhẹ
- Cải thiện độ săn chắc và đàn hồi của da
- Thu nhỏ lỗ chân lông, kiểm soát dầu nhờn
- Hỗ trợ làm trẻ hóa làn da
II. Các loại peel da phổ biến hiện nay
Mỗi loại peel da lại sở hữu những đặc điểm nổi bật riêng. Cùng điểm qua các loại peel da phổ biến ngay dưới đây:
1. Phân loại theo cấp độ
Phương pháp peel da có thể được phân loại thành nhiều cấp độ khác nhau, từ thấp đến cao. Dưới đây là thông tin chi tiết về các cấp độ peel da:
- Peel nông: Là hình thức sử dụng các hoạt chất tác động vào lớp thượng bì của da nhằm cải thiện tình sạm da, cháy nắng nhẹ. Cấp độ peel da này thường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày. Thời gian phục hồi da sau peel da ngắn.
- Peel trung bình: Làm sạch tế bào chết xuất hiện ở lớp biểu bì, cải thiện tình trạng nếp nhăn, da không đều màu, sẹo mụn. Sau khoảng 1 – 2 tuần, mọi người sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi của làn da.
- Peel da sâu: Đây là phương pháp tác động sâu vào lớp hạ bì bằng hoạt chất hóa mạnh giúp giảm nếp nhăn, vết chân chim, sẹo mụn, làm sáng da. Tuy nhiên, cần mất từ 2 – 3 tuần, vị trí làm đẹp mới phục hồi hoàn toàn.
2. Phân loại theo hoạt chất
Ngoài phân loại theo mức độ, phương pháp peel da còn được phân loại theo các hoạt chất hóa học. Dưới đây là những hoạt chất thường xuất hiện trong quá trình peel da:
- AHA: Là loại axit tan trong nước được chiết xuất từ sữa, cam quýt, táo,… giúp loại bỏ tế bào sừng và duy trì độ ẩm cho da. Hoạt chất AHA thường được ứng dụng trong quá trình làm sạch da, mụn, sẹo, làm sáng và đều màu da,…
- BHA: BHA có khả năng tan trong dầu, giúp loại bỏ vi khuẩn, cải thiện tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Không chỉ vậy, hoạt chất này còn có tính chống viêm, giúp giảm mụn xuất hiện trên da.
- TCA: Là loại hoạt chất làm biến tính và đông tụ protein. Peel da TCA sẽ làm tái tạo cấu trúc da, xóa mờ nếp nhăn, hắc sắc tố, sẹo rỗ.
- Retinol: Hoạt chất Retinol là dẫn xuất vitamin A, có tác dụng kích thích quá trình tái tạo và sản sinh collagen, làm trẻ hóa da, giảm nám, mụn, thu nhỏ lỗ chân lông.
III. Ưu và nhược điểm của phương pháp peel da
Peel da được ưa chuộng trong quá trình loại bỏ các khuyết điểm trên khuôn mặt. Phương pháp làm đẹp sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Cải thiện hầu hết các vấn đề liên quan đến da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang,…
- Thời gian thực hiện peel da diễn ra nhanh chóng
- Không đau, không cần nghỉ dưỡng
- Vị trí peel da phục hồi trong thời gian ngắn
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện peel da cũng xuất hiện một số nhược điểm như:
- Yêu cầu chế độ chăm sóc da kỹ lưỡng
- Không phù hợp với mọi loại da
- Yêu cầu cần nắm rõ kiến thức về peel da trước khi thực hiện
IV. Đối tượng nào nên và không nên peel da?
Không phải ai cũng phù hợp thực hiện phương pháp peel da. Sau đây là những đối tượng nên thực hiện peel da bao gồm:
- Người bị nám da, tăng sắc tố sau viêm, đồi mồi, tàn nhang
- Làn da xuất hiện sẹo rỗ, sẹo thâm, mụn trứng cá
- Đối tượng bị dày sừng tiết bã, dày sừng ánh sáng, dày sừng nang lông, mụn cóc
- Làn da có lỗ chân lông to, xuất hiện nếp nhăn.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần tránh peel da trong các trường hợp sau:
- Người nhiễm các bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, vảy nến, nhạy cảm với ánh sáng
- Đối tượng bị nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, nhiễm nấm cấp tính
- Làn da có tiền sử để lại sẹo, xuất hiện vết thương hở
- Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Da mỏng có peel được không?
V. Quy trình peel da chuẩn tại nhà và tại spa
Tuân thủ quy trình peel da chuẩn y khoa sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ xảy ra những rủi ro không mong muốn. Mọi người có thể tham khảo các bước trong quy trình peel da ngay dưới đây:
1. Peel da tại nhà
Peel da tại nhà thường phù hợp với các trường hợp có mong muốn cải thiện các vấn đề làn da ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, không ai cũng biết thực hiện peel da tại nhà đúng cách. Dưới đây là các bước tiến hành mọi người nên tham khảo:
- Bước 1: Vệ sinh da: Tẩy trang, rửa mặt sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và lớp trang điểm.
- Bước 2: Chuẩn bị da: Đảm bảo da khô ráo hoàn toàn. Có thể dùng toner cân bằng độ pH nếu sản phẩm peel yêu cầu.
- Bước 3: Thoa sản phẩm peel da: Bôi sản phẩm peel da lên vị trí cần làm đẹp và đợi trong một khoảng thời gian nhất định theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Bước 4: Làm sạch lại và dưỡng da: Vệ sinh sạch vị trí đã peel và thoa toner, serum, kem dưỡng để làm dịu da và cấp ẩm.
Để peel da tại nhà an toàn và hiệu quả, mọi người cần ghi nhớ những điểm chính sau:
- Ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nồng độ thấp đến vừa phải (dưới 15% AHA, dưới 2% BHA)
- Luôn test sản phẩm trên vùng da nhỏ trước khi dùng cho toàn mặt
- Ngừng dùng các sản phẩm chứa AHA, BHA, Retinoids, Tretinoin, Vitamin C nồng độ cao ít nhất 3 – 5 ngày trước và sau khi peel
- Dưỡng ẩm đầy đủ, sử dụng kem chống nắng phổ rộng (SPF 30+, PA+++) hàng ngày và che chắn kỹ
- Tránh chạm tay vào vùng da vừa peel hay sử dụng mỹ phẩm, hoạt chất điều trị khác sau khi peel
- Nếu da mẩn đỏ, kích ứng, nóng rát dữ dội, hãy rửa sạch ngay lập tức và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện
2. Peel da tại spa/clinic
Với các trường hợp muốn cải thiện tình trạng nám, tàn nhang, sẹo,… ở mức độ sâu, mọi người nên áp dụng phương pháp peel da tại spa/clinic. Trong quá trình peel da tại spa/clinic sẽ trải qua những bước sau:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ tiến hành soi da và tư vấn phác đồ peel da phù hợp
- Bước 2: Làm sạch da: Bác sĩ tiến hành vệ sinh da nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm sau khi peel
- Bước 3: Bảo vệ các vị trí da nhạy cảm: Bác sĩ bôi kem dưỡng lên các vùng da nhạy cảm và đắp gạc lên mắt.
- Bước 4: Thực hiện peel da: Ban đầu bác sĩ đưa hoạt chất hóa học lên da. Khi làn da có hồng ban, điểm sương,… sẽ loại bỏ sạch hoạt chất trên da và sử dụng dung dịch chuyên biệt để chung hòa.
- Bước 5: Làm dịu da: Bác sĩ làm sạch da, chườm lạnh, bôi kem dưỡng da,… nhằm giảm tình trạng làn da bị viêm hay tăng chuyển hóa.
- Bước 6: Dặn dò: Bước sĩ hướng dẫn cách chăm sóc da sau peel để đạt hiệu quả làm đẹp tốt nhất
Khi peel da tại cơ sở thẩm mỹ, mọi người cần ghi nhớ những điểm cốt lõi sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Ưu tiên những spa/clinic có đội ngũ bác sĩ chuyên môn, quy trình chuẩn y khoa để đảm bảo an toàn và kết quả điều trị
- Ngừng các sản phẩm làm khô da, tẩy tế bào chết hoặc hoạt chất mạnh (như Retinoids, AHA/BHA nồng độ cao) theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ về cách chăm sóc da, sản phẩm dưỡng da và lịch tái khám
- Chống nắng kỹ càng bằng kem chống nắng, đồng thời tránh bụi bẩn, vi khuẩn để ngăn ngừa viêm nhiễm
- Duy trì chế độ ăn uống giàu vitamin (A, C), ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái để da nhanh chóng phục hồi
- Quan sát kỹ phản ứng của da, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (đau rát dữ dội, sưng đỏ kéo dài, mụn mủ,…) hãy thông báo ngay cho bác sĩ
VI. Tác dụng phụ của peel da có thể gặp
Sau quá trình peel da có thể xuất hiện các tác dụng phụ như nổi mẩn, đỏ da, ngứa ngáy, bong tróc nhẹ. Đây là phản ứng tự nhiên khi lớp da chết bị loại bỏ bằng hoạt chất hóa học. Tình trạng này thường sẽ giảm dần sau khoảng 2 tuần.
Tuy nhiên, một số trường hợp peel da bị ngứa ngáy và bong tróc kéo dài, thậm chí xuất hiện hiện tượng bỏng da, nhiễm trùng, rối loạn sắc tố nặng, nổi mụn,… Khi này, mọi người không nên tự khắc phục tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
VII. Cách chăm sóc da sau peel để đạt hiệu quả tốt nhất
Chăm sóc da đúng cách sau peel là yếu tố then chốt để đạt được hiệu quả làm đẹp tối ưu và giảm thiểu rủi ro biến chứng. Dưới đây là những nguyên tắc chăm sóc da khoa học mà mọi người cần tuân thủ:
1. Phục hồi và bảo vệ da
- Giữ sạch da: Rửa mặt nhẹ nhàng với sữa rửa mặt dịu nhẹ để ngăn ngừa viêm nhiễm và nhiễm trùng.
- Sử dụng sản phẩm chuyên biệt: Dùng kem dưỡng ẩm và serum phục hồi (chứa các thành phần như Hyaluronic Acid, Vitamin B5, Ceramide) theo đúng kê đơn của bác sĩ.
- Tránh chạm và tác động mạnh: Tuyệt đối không chạm tay, gãi hay cạy, bóc vảy da. Việc này có thể gây tổn thương, nhiễm trùng và để lại sẹo hoặc tăng sắc tố vĩnh viễn. Hãy để da bong tróc tự nhiên.
- Chống nắng nghiêm ngặt: Sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF cao, kết hợp che chắn vật lý bằng mũ rộng vành, khẩu trang, kính râm khi ra ngoài.
- Tránh môi trường ô nhiễm và nhiệt độ cao: Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, môi trường có nhiệt độ cao (ví dụ: phòng xông hơi, bếp nóng) để giảm nguy cơ viêm nhiễm và kích ứng.
- Hạn chế mỹ phẩm: Tránh trang điểm và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất mạnh, hương liệu, cồn, hay các thành phần dễ gây kích ứng khác trong thời gian phục hồi.
2. Hỗ trợ phục hồi từ bên trong
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và A (có nhiều trong rau xanh đậm, trái cây họ cam quýt, cà rốt,…) để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và làm lành tổn thương.
- Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể đủ nước giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da, hỗ trợ quá trình phục hồi.
- Tránh chất kích thích: Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá sẽ kéo dài quá trình phục hồi của da.
- Ngủ đủ giấc và thư giãn: Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể và làn da phục hồi hiệu quả nhất.
3. Theo dõi và tái khám
- Theo dõi phản ứng da: Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng đỏ kéo dài, đau rát dữ dội, xuất hiện mụn mủ, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy thông báo ngay lập tức cho bác sĩ.
- Tái khám định kỳ: Tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định của bác sĩ để được đánh giá tình trạng da và thực hiện liệu trình chăm sóc phục hồi nếu cần thiết.
VIII. Giải đáp thắc mắc thường gặp
Hiện tại có rất nhiều câu hỏi liên quan đến quá trình peel da. Dưới đây là những thắc mắc nhận được sự quan tâm của nhiều người bao gồm:
1. Peel da có gây đau rát không?
Mức độ đau rát khi peel da thường phụ thuộc vào loại peel, nồng độ acid trong sản phẩm và tình trạng da của mỗi người. Phần lớn, peel da chỉ gây cảm giác châm chích, nóng rát nhẹ. Hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau vài ngày peel da. Tuy nhiên, nếu vị trí peel da đau rát kéo dài kèm theo tình trạng bong da quá mức, tăng sắc tố thì mọi người nên đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
2. Peel da giá bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào địa chỉ thực hiện, loại hóa chất hay mức độ chuyên sâu, chi phí peel da của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Thông thường, mức giá peel da sẽ dao động từ 700.000 – 1.200.000 VNĐ/lần. Dưới đây là tổng hợp các giá cho từng trường hợp peel da mà mọi người nên tham khảo:
Dịch vụ | Chi phí 1 lần thực hiện |
Điều trị nám, sạm, tàn nhang | 700.000 – 900.000 VNĐ |
Chữa mụn viêm | 800.000 – 900.000 VNĐ |
Làm trẻ hóa da | 1.000.000 – 1.200.000 VNĐ |
3. Tần suất peel da hợp lý là bao lâu?
Mỗi mức độ peel da lại có tần suất thực hiện khác nhau. Điều này giúp làn da có thời gian tái tạo và phục hồi, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Với hình thức peel nhẹ, mọi người có thể thực hiện từ 1- 2 lần/tháng. Bên cạnh đó, nên tiến hành peel da mạnh từ 1 – 2 lần mỗi năm.
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về các loại peel da và quy trình thực hiện. Ngoài ra, nếu mọi người có thắc mắc nào liên quan đến peel da, hãy liên hệ với Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.