Chăm sóc sau khi tiêm filler đúng cách sẽ giúp phục hồi vùng tiêm hiệu quả. Sau khi thực hiện tiêm filler nên thực hiện đúng theo những dặn dò chăm sóc từ các bác sĩ. Bài viết dưới đây Thẩm mỹ Maia&Maia sẽ gợi ý cho mọi người cách chăm sóc hiệu quả sau khi tiêm chất làm đầy.
I. Lợi ích của việc chăm sóc sau khi tiêm filler
Chăm sóc sau khi tiêm filler là việc cần thiết và có vai trò rất quan trọng đẩy nhanh quá trình phục hồi. Nếu mọi người chăm sóc đúng cách sẽ giúp vùng tiêm giảm sưng tấy, nhanh lành và đạt hiệu quả tiêm filler được tốt nhất.
Nhiều trường hợp không chú ý chăm sóc sau khi tiêm filler, sờ nắn quá nhiều sẽ khiến vùng tiêm sưng tấy nặng hơn gây biến dạng và sưng đau kéo dài. Bởi vậy mọi người cần thực hiện chăm sóc đúng theo dặn dò từ các bác sĩ chuyên khoa nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng sau tiêm filler.
II. Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc sau tiêm filler
Cách chăm sóc sau khi tiêm filler là vô cùng quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục. Dưới đây là gợi ý chăm sóc mọi người nên áp dụng:
1. Chăm sóc da đúng cách
- Sau khi tiêm filler không nên sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt nên tránh tẩy tế bào chết hay dùng các hoạt chất treatment mạnh, chỉ nên vệ sinh vùng tiêm với nước muối sinh lý nhẹ nhàng.
- Trong vòng 6 giờ sau khi tiêm filler không được chạm hay sờ nắn quá nhiều vào vùng tiêm.
- Hạn chế tiếp xúc với tia UV, chú ý che chắn kỹ khi ra ngoài, tránh những hoạt động ngoài trời ở khu vực quá nắng nóng.
- Để giảm sưng tấy sau khi tiêm có thể thực hiện chườm đá lên vùng tiêm. Đá lạnh vừa giúp giảm sưng còn có tác dụng giảm ngứa, giảm thâm tím ngay sau khi tiêm.
- Không xông hơi hay massage hoặc thực hiện các phương pháp làm đẹp khác để tránh tác động lên vùng tiêm khiến filler dịch chuyển
- Theo dõi vùng tiêm và tái khám đúng lịch hẹn của các bác sĩ để kiểm tra tình trạng sau khi tiêm filler.
ĐỌC THÊM: Tiêm filler có được rửa mặt không?
2. Lưu ý trong sinh hoạt
- Không nên vận động mạnh, tập thể thao hay tập gym, bơi lội sau tiêm. Vận động mạnh sẽ có nguy cơ gây va chạm gây chấn thương vùng tiêm, filler dịch chuyển.
- Khi ngủ nên kê cao gối hạn chế máu dồn lên vùng tiêm trên mặt quá nhiều. Từ đó giúp giảm hiện tượng tích nước và sưng tấy sau tiêm.
- Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để vùng tiêm có đủ thời gian phục hồi, nhanh lành hơn.
- Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm sưng theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
3. Chế độ ăn uống hợp lý
- Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt giúp nhanh lành vết thương, thúc đẩy tái tạo da hiệu quả.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày nên bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước để da nhanh phục hồi sau tiêm filler.
- Ưu tiên ăn những loại thực phẩm mềm như cháo, súp, miến hay phở để tránh ảnh hưởng vùng tiêm. Những thực phẩm cứng và cần phải nhai xé nhiều nên hạn chế.
- Sau khi tiêm filler nên kiêng ăn hải sản vì rất dễ gây dị ứng, không ăn thịt bò, thịt gà bởi nguy cơ gây sưng tấy và kích ứng vùng tiêm. Ngoài ra mọi người cũng nên tránh ăn đồ nếp vì sẽ gây nóng trong và vết thương khó lành.
III. Tiêm filler bao lâu thì hồi phục?
Thời gian phục hồi sau khi tiêm filler sẽ còn tùy vào cơ địa, vị trí tiêm cũng như cách chăm sóc của mỗi người. Thông thường thời gian hồi phục sau khi tiêm chất làm đầy sẽ rất nhanh chóng:
- Sau từ 2 – 3 tiếng khu vực tiêm dần ổn định nếu thực hiện chuẩn kỹ thuật, cơ địa nhanh lành dễ hồi phục.
- Sau từ 1 – 2 ngày filler đi vào cơ thể và dần tự nhiên hơn, thời gian sẽ tùy vào độ tương thích của filler với cơ thể mỗi người, kỹ thuật tiêm của các bác sĩ.
- Trong 3 – 4 ngày đầu khu vực tiêm sẽ viêm sưng và dấu hiệu này là rất bình thường, sau đó tình trạng này dần giảm đi và biến mất.
- Filler ổn định sẽ cố định ở vùng tiêm và duy trì hiệu quả trong từ 1 – 2 năm tùy theo tốc độ đào thải filler của cơ thể, loại chất làm đầy, lượng filler sử dụng, vị trí tiêm cũng như phương pháp chăm sóc.
IV. Khi nào cần khám bác sĩ?
Tiêm filler diễn ra nhanh chóng và không xâm lấn phẫu thuật, nếu biết chăm sóc đúng cách thì sẽ rất nhanh phục hồi. Tuy nhiên nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì nên thăm khám cùng các bác sĩ để chẩn đoán tình trạng. Những trường hợp dưới đây mọi người cần lưu ý theo dõi, tái khám sau tiêm filler kịp thời:
- Sưng có kèm cơn đau nhức sau khi tiêm filler mà không thuyên giảm sau 2 ngày
- Vùng tiêm sưng mủ, có dấu hiệu nhiễm trùng
- Da vùng tiêm thay đổi màu sắc sang xanh xám, trắng, nổi ban đỏ.
- Sưng vùng tiêm hơn 1 tháng hoặc sau vài tháng từ khi tiêm.
- Có những dấu hiệu suy nhược, sốt cao và mệt mỏi, chán ăn sau khi tiêm filler.
Với những trường hợp trên nên nhanh chóng thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý điều trị tại nhà. Các bác sĩ sẽ giúp mọi người xác định được tình trạng, nguyên nhân tiêm filler sưng đau kéo dài và đưa ra hướng điều trị phù hợp kịp thời.
Bài viết trên đây đã giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích nhất về cách chăm sóc sau khi tiêm filler. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp vùng tiêm filler nhanh hồi phục và ổn định. Để nhận được tư vấn tiêm filler an toàn, chăm sóc sau tiêm chuẩn y khoa liên hệ với Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 032.845.1188.