Rạn da
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật đã mang đến nhiều giải pháp điều trị rạn da hiện đại. Mỗi công nghệ lại có những đặc điểm nổi bật riêng giúp loại bỏ vết rạn trả lại làn da mịn màng. Bài viết sau của Thẩm mỹ Maia sẽ tổng hợp những phương pháp chữa rạn da được sử dụng phổ biến.
I. Rạn da là gì? Ai dễ bị rạn da?
Rạn da là tình trạng collagen và elastin thay đổi quá đột ngột khiến chất nâng đỡ làn da bị đứt gãy hình thành nên rãnh hay đường vân ngoằn ngoèo, màu hồng, đen, xanh, tím. Vết rạn thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng rạn da xuất hiện phổ biến ở các vùng da như bụng, ngực, mông, đùi, phần hông, cánh tay,…
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, người béo phì, người ở độ tuổi dậy thì, người có tiền sử rạn da, thoa hay uống thuốc corticosteroid, người bị bệnh Cushing, hội chứng Marfan, hội chứng Ehler-Danlos,…. đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị rạn da. Làn da bị rạn không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến nhiều người cảm thấy tự ti.
II. Các phương pháp điều trị rạn da hiện đại
Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giúp loại bỏ tình trạng rạn da. Mọi người có thể tham khảo thông tin chi tiết về các công nghệ ngay dưới đây:
1. Công nghệ laser
- Laser Fractional CO2: Tia laser với bước sóng 10.600 nm xâm nhập vào da và nối liền các sợi collagen bị tổn thương, cải thiện tình trạng rạn da.
- Laser YAG: Laser YAG được chiếu lên da với bước sóng 1064 – 2940nm nhằm kích thích quá trình tái tạo da, xóa mờ và cải thiện màu của các vết rạn.
- Laser nhuộm xung (PDL): Khi máu trong các tĩnh mạch hấp thụ nhiệt lượng từ tia laser nhuộm xung sẽ làm mờ vết rạn màu đỏ, tím. Đồng thời, sử dụng phương pháp PDL cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào khỏe mạnh đi chuyển đến vị trí điều trị chữa lành các tổn thương trên da.
2. Công nghệ RF
Sử dụng bước sóng nhẹ kết hợp với tần sóng ngắn, công nghệ RF giúp kích thích sản sinh collagen, elastin, làm mịn da giúp cải thiện những vết nhăn, rạn. Ngoài ra, dưới sự tác động của các đầu kim siêu nhỏ, công nghệ RF còn kích thích tuần hoàn máu mang lại làn da khỏe mạnh, hồng hào.
3. Công nghệ HIFU
Công nghệ HIFU dùng bước sóng hội tụ với nhiệt độ cao xâm nhập sâu vào lớp hạ bì, thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen giúp giảm tình trạng chảy xệ và rạn da. Không chỉ vậy, kỹ thuật HIFU còn tác động lên cơ cân nông giúp giảm tình trạng mỡ và làm thon gọn cơ thể. Tuy nhiên, khi xóa rạn da, công nghệ này có thể gây ra những phản ứng tạm thời như: kích ứng, bỏng rát, sưng tấy da.
4. Công nghệ IPL
Công nghệ IPL là giải pháp tái tạo vùng da rạn bằng cách tác động lên lớp hạ bì và phá hủy các mô tổn thương, giúp làm mờ những vết rạn và tăng độ đàn hồi cho da. Kỹ thuật IPL xóa rạn da không xâm lấn nên không ảnh hưởng đến thượng bì của da.
5. Các phương pháp khác
- Microdermabrasion: Là kỹ thuật sử dụng các tinh thể đặc biệt nhằm loại bỏ tế bào chất, kích thích sản sinh tế bào da mới, cải thiện tình trạng rạn da. Khi điều trị rạn da bằng Microdermabrasion có thể xuất hiện những tác dụng phụ như: sưng tấy, châm chích,… trong một thời gian ngắn.
- Peel da hóa học: Phương pháp peel da hóa học giúp làm sạch tế bào chết, thúc đẩy tăng sinh mô liên kết nhờ các hoạt chất hóa học như axit glycolic, axit salicylic. Từ đó làm giảm những vết rạn, mang lại làn da căng mịn. Tuy nhiên, peel da có thể gây ra những tác dụng phụ như: mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa hoặc bong tróc,…
- Tiêm PRP: Sử dụng máu tự thân nhằm thúc đẩy quá trình tăng sinh mô, làm lành các tổn thương trên da. Không chỉ vậy, tiêm PRP còn giúp cải thiện sắc tố và làm đều màu da.
- Phẫu thuật: Vùng da bị rạn sẽ được cắt bỏ và kéo căng nhằm mang lại làn da căng mịn như ban đầu. Sau khi phẫu thuật, vị trí điều trị cần được chăm sóc cẩn thận để tránh tình trạng viêm hay nhiễm trùng da.
III. Ưu điểm khi trị rạn da bằng công nghệ cao
So với các phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên hay dùng thuốc, điều trị bằng công nghệ cao mang lại hiệu quả vượt trội. Ứng dụng công nghệ cao giúp loại bỏ những vết rạn trên da vùng da bị rạn. Đồng thời, phần lớn các kỹ thuật này thường ít xâm lấn nên rút ngắn thời gian phục hồi da.
IV. Quy trình điều trị rạn da chuẩn y khoa
Quy trình làm mờ vết rạn da chuẩn y khoa sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Dưới đây là chi tiết về các bước trong quy trình:
- Thăm khám và tư vấn: Vùng da bị rạn sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám, đánh giá để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất
- Vệ sinh và ủ tê: Làm sạch vị trí điều trị giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da. Sau khi đã vệ sinh da, bác sĩ sẽ thực hiện thoa thuốc tê và ủ trong một khoảng thời gian nhất định.
- Ứng dụng công nghệ cao trị rạn da: Bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ cao tác động lên da giúp cải thiện tình trạng rạn da.
- Hướng dẫn chăm sóc da: Bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc vùng da điều trị giúp ngăn ngừa những biểu hiện bất thường xảy ra.
V. Trị rạn da giá bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào diện tích vùng da bị rạn, công nghệ, mỗi người có mức giá điều trị khác nhau. Sau đây là chi tiết về chi phí cho từng phương pháp loại bỏ tình trạng rạn da:
Phương pháp | Chi phí/lần điều trị |
Laser | 7.000.000 – 14.000.000 VNĐ |
Công nghệ RF | 2.000.000- 4.000.000 VNĐ |
Công nghệ HIFU | 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ |
Công nghệ IPL | 3.000.000 – 7.000.000 VNĐ |
Microdermabrasion | 2.000.000 – 4.000.000 VNĐ |
Peel da hóa học | 1.000.000 – 3.000.000 VNĐ |
Tiêm PRP | 2.000.000 – 3.000 VNĐ |
Phẫu thuật | 20.000.000 – 70.000.000 VNĐ |
Ngoài ra, chi phí cho cả liệu trình trị rạn da sẽ phụ thuộc vào số buổi thực hiện. Mọi người nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn giá chi tiết.
VI. Lưu ý quan trọng khi điều trị rạn da
Điều trị đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cải thiện làn da rạn tốt nhất. Trong quá trình chữa rạn da, mọi người nên lưu ý những điều sau:
1. Trước khi thực hiện
- Tìm hiểu kỹ về tay nghề bác sĩ, công nghệ thực hiện điều trị rạn da.
- Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, các bệnh lý liên quan đến da.
2. Chăm sóc da sau điều trị
- Vệ sinh vùng da điều trị thường xuyên bằng nước sạch
- Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần hóa học
- Sử dụng thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ
- Uống đủ nước giúp làn da luôn mềm mịn
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E, collagen kích thích tái tạo da, làm lành vị trí điều trị
- Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá,… vùng da điều trị bị mưng mủ, lâu phục hồi
- Không sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay,… gây kích ứng da, kéo dài thời gian làm lành vị trí điều trị
- Tránh tập gym, chạy bộ, chơi tennis,… khiến vùng da điều trị bị căng da, căng cơ, lâu lành
- Ngủ sớm, giữ tinh thần thư giãn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương trên da phục hồi nhanh chóng
- không nên tiếp xúc với môi trường chứa nhiều tác nhân gây hại như khói bụi, vi khuẩn khiến vị trí điều trị bị viêm nhiễm
VII. Maia&Maia – Địa chỉ xóa rạn da uy tín, hiệu quả và an toàn
Chủ quan khi lựa chọn cơ sở y tế chữa rạn da có thể gây ra những biểu hiện không mong muốn. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia luôn tự hào là địa chỉ xóa rạn da uy tín hàng đầu bởi:
- Được cấp phép hoạt động bởi Sở Y Tế Hà Nội
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn và tay nghề cao
- Cơ sở vật chất sang trọng, hiện đại và đầy đủ tiện nghi
- Máy móc, trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài và có chứng nhận toàn cầu
- Liệu trình xóa rạn da được cá nhân hóa theo đúng chuẩn y khoa
- Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề trong suốt quá trình liệu trình
Sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao cùng quy trình đạt chuẩn y khoa, Thẩm mỹ Maia&Maia đã xóa rạn da thành công cho rất nhiều người.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm và các phương pháp điều trị rạn da. Trong trường hợp, mọi người muốn loại bỏ tình trạng rạn da bằng laser, không đau, hãy liên hệ với Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.