Tiêm tan mỡ bị vón cục nguyên nhân là gì? Cách xử lý ra sao?

tiêm tan mỡ bị vón cục

Tiêm tan mỡ bị vón cục là một biến chứng nguy hiểm ngày càng phổ biến do các quảng cáo sai sự thật. Cùng Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách xử lý an toàn khi gặp biến chứng này.

I. Vì sao tiêm tan mỡ bị vón cục? 

Tiêm tan mỡ là thủ thuật tiêm vào lớp mỡ dưới da một số hoạt chất được cho là có khả năng phá vỡ liên kết tế bào mỡ và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, thực tế không ít trường hợp tiêm xong mỡ không tan mà còn xuất hiện những khối u cục, sưng tấy gây mất thẩm mỹ và đau đớn.

Lý do dẫn đến tình trạng này bởi hiện nay phương pháp này chưa được Bộ Y tế phê duyệt trong làm đẹp. Do không có sự kiểm soát chặt chẽ về thành phần hoạt chất, quy trình thực hiện, cũng như tay nghề của người tiêm, việc tiêm tan mỡ tiềm ẩn vô vàn biến chứng nguy hiểm, trong đó có hiện tượng vón cục.

thực hiện tiêm tan mỡ

II. Ngoài bị vón cục, tiêm tan mỡ còn biến chứng nào tiềm ẩn?

Ngoài hiện tượng tiêm tan mỡ bị vón cục, phương pháp này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khác, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Ở mức độ nhẹ, người sử dụng có thể gặp tình trạng loét da, sưng tấy kéo dài hoặc áp xe tại chỗ tiêm do phản ứng viêm hoặc nhiễm khuẩn.

Nặng hơn, một số trường hợp ghi nhận xảy ra hoại tử mô ngay tại vùng tiêm, thậm chí lan rộng sang các khu vực lân cận, gây tổn thương sâu dưới da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Tiêm tan mỡ bị áp xe nên làm gì?

III. Tiêm tan mỡ bị vón cục phải làm sao?

Nếu không may gặp phải tình trạng tiêm tan mỡ bị vón cục hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác, mọi người tuyệt đối không được tự ý xử lý tại nhà vì có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện dấu hiệu như sưng đau, đỏ, cứng bất thường tại vùng tiêm.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mức độ biến chứng và tình trạng sức khỏe, các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp như sau:

  • Hút dẫn lưu mủ: Khi vón cục kèm nhiễm trùng, bác sĩ sẽ rạch nhẹ để hút dịch mủ ra, giảm viêm và đau.
  • Làm sạch ổ viêm: Loại bỏ mô viêm hoặc hoại tử nhằm ngăn tình trạng lan rộng và hỗ trợ phục hồi.
  • Kê kháng sinh và kháng viêm: Giúp kiểm soát nhiễm trùng, giảm sưng đau hiệu quả.
  • Phẫu thuật tái tạo: Trong trường hợp biến chứng nặng gây hoại tử mô lớn, sẹo xấu hoặc biến dạng, phẫu thuật tái tạo có thể được chỉ định để khắc phục hậu quả, phục hồi chức năng và thẩm mỹ.

phẫu thuật nạo áp xe mông

IV. Lời khuyên giảm béo an toàn từ bác sĩ chuyên khoa 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phương pháp giảm mỡ an toàn và bền vững nhất vẫn là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể dục đều đặn. Đây là cách giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, cải thiện sức khỏe tổng thể và hạn chế nguy cơ tích mỡ trở lại. 

Ngoài ra, nếu có nhu cầu can thiệp thẩm mỹ để giảm béo, mọi người nên tìm hiểu kỹ các phương pháp đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn về mặt y khoa. Theo đó, hiện nay có một số phương pháp giảm mỡ an toàn như hút mỡ thẩm mỹ, giảm mỡ bằng sóng siêu âm, giảm mỡ cơ học,…

Dù lựa chọn phương pháp nào, điều quan trọng nhất vẫn là thăm khám và tư vấn với bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được đánh giá đúng tình trạng, chỉ định phù hợp và giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.

Trên đây là thông tin về tình trạng tiêm tan mỡ bị vón cục và hướng xử lý an toàn, tránh các biến chứng xảy ra. Nếu cần tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan, gọi ngay Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan
[Giải đáp] Học tiêm filler mất bao lâu thì được hành nghề? 

Học tiêm filler mất bao lâu để thực hành được là vấn đề được nhiều [...]

Học tiêm filler cần bằng cấp gì? Những điều phải biết trước khi học

Học tiêm filler cần bằng cấp gì là câu hỏi được nhiều người thắc mắc [...]

Học tiêm filler giá bao nhiêu? Chi phí có đắt không?

Nhu cầu làm đẹp bằng tiêm filler ngày càng tăng cao kéo theo sự phát [...]