Rất nhiều người sau khi thực hiện tiêm filler cằm xong bị cứng và không tự nhiên rất mất thẩm mỹ. Tuy nhiên nguyên nhân tình trạng này do đâu? Xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu thêm về tình trạng tiêm filler cằm bị đơ cứng qua bài viết sau của Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia.
I. Tiêm filler cằm xong bị cứng do đâu?
Tiêm filler cằm bị cứng sẽ có những dấu hiệu điển hình dễ nhận biết đó là sờ cằm thấy khối cứng, filler vón cục, cằm đau tức và căng da, mất cân đối vùng cằm. Tình trạng này kéo dài nhiều tháng không có dấu hiệu cải thiện, filler không mềm ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler cằm bị cứng đó là:
- Phản ứng tự nhiên: Cơ địa nhiều người phản ứng với filler được tiêm vào cằm gây xơ hóa và tạo mô sẹo khiến cằm đơ cứng.
- Do kỹ thuật tiêm: Tiêm sai kỹ thuật gây ảnh hưởng đến động mạch, filler dịch chuyển gây căng cứng ở dưới da, nguy cơ viêm nặng và hoại tử cằm.
- Loại filler sử dụng: Dùng filler chất lượng kém, không rõ nguồn gốc, silicone khi tiêm vào cằm gây căng cứng mất thẩm mỹ.
- Cách chăm sóc sau tiêm: Vệ sinh và chăm sóc vùng tiêm filler cằm sai cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêm filler cằm xong bị cứng, khó hồi phục vùng tiêm. nguy cơ vón cục và áp xe vùng cằm.
- Dấu hiệu biến chứng: Một số biến chứng sau tiêm filler cằm như filler dịch chuyển, tiêm vào mạch máu, nhiễm trùng,… cũng là nguyên nhân khiến cằm đơ cứng, mất đi sự tự nhiên.
II. Tiêm filler cằm bao lâu thì hết cứng?
Trên thực tế tình trạng tiêm filler cằm bị cứng sẽ chỉ diễn ra trong 1 – 2 tuần đầu sau tiêm, sau đó tình trạng này sẽ thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên thời gian tiêm filler cằm bị cứng ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào những yếu tố như cơ địa, kỹ thuật thực hiện và cách vệ sinh chăm sóc.
Trong 3 – 7 ngày đầu sau tiêm filler vùng cằm sẽ cứng, căng nhẹ và có cảm giác hơi đau. Đây là tình trạng bình thường do filler chưa ổn định. Từ tuần 2 – tuần 4 thì filler sẽ ổn định và cơ thể dần quen với chất làm đầy, vùng cằm sẽ giảm cứng rõ hoặc hết hẳn đơ cứng. Sau 1 tháng tiêm filler cằm thì vùng cằm sẽ mềm mại tự nhiên, không còn cảm giác cứng sau tiêm filler.
Một số trường hợp tiêm filler cằm sau 10 – 15 ngày vẫn còn cứng kèm tình trạng mưng mủ và sưng đau thì đây là biến chứng cần được thăm khám và điều trị sớm.
BẠN NÊN BIẾT: Tiêm filler cằm có đau không?
III. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Tiêm filler cằm xong bị cứng nếu có những dấu hiệu dưới đây thì mọi người nên nhanh chóng thăm khám và điều trị với các bác sĩ:
- Vùng cằm cứng và sưng đau hơn 4 tuần
- Cằm nổi cục cứng, đau, nóng, sưng đỏ và mưng mủ kèm sốt cao
- Cằm nổi nhiều u cục, lệch lạc và biến dạng mất thẩm mỹ.
IV. Mẹo giúp cằm nhanh mềm và vào form sau tiêm filler
Sau khi thực hiện tiêm filler cằm xong bị cứng, nếu tình trạng nhẹ thì trong thời gian đầu mọi người nên áp dụng những mẹo giúp cằm mềm mại tự nhiên hơn như sau:
- Chườm lạnh: Phương pháp giúp vùng tiêm filler cằm giảm sưng, mềm hơn nếu thực hiện trong 1 – 2 ngày đầu sau tiêm filler. Mọi người chỉ cần dùng khăn sạch bọc đá và chườm lên vùng cằm để giúp giảm sưng đau hiệu quả.
- Massage đúng cách: Trên thực tế massage không được khuyến khích sau khi thực hiện tiêm filler cằm, tuy nhiên nếu như vùng cằm sau 1 – 2 ngày đầu mà vẫn sưng cứng, mọi người có thể massage nhẹ để filler mềm hơn.
- Vệ sinh vùng cằm: Để filler nhanh ổn định, giảm sưng và tránh nhiễm khuẩn thì nên vệ sinh sạch vùng cằm hàng ngày. Mọi người nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch vết tiêm mỗi ngày 3 – 4 lần để sát khuẩn cho da, giảm nguy cơ tiêm filler cằm đơ cứng, sưng viêm
- Tránh trang điểm: Sau khi thực hiện tiêm filler cằm nếu làn da chưa hồi phục thì mọi người không nên trang điểm, dùng mỹ phẩm chăm sóc da. Sau 3 – 4 ngày tiêm filler, khi vùng tiêm giảm sưng và mềm ra thì mới nên dùng mỹ phẩm.
- Chế độ ăn giảm sưng: Mọi người nên kiêng ăn hải sản, đồ nếp, đồ tanh, thịt bò, rau muống,…đây là những thực phẩm khiến vùng tiêm filler dê viêm, sưng cứng. Thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh, uống đủ nước để vùng tiêm filler cằm nhanh mềm và phục hồi.
- Không dùng chất kích thích: Rượu bia và thuốc lá, chất kích thích là nguyên nhân khiến vùng tiêm filler cằm khó mềm, sưng đau kéo dài. Bởi vậy nên tránh dùng chất kích thích sau khi tiêm filler tạo hình cằm.
- Ngủ nghỉ điều độ: Sau tiêm filler cằm mọi người nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng/ngày để da có đủ thời gian phục hồi và tái tạo, không còn sưng cứng mất thẩm mỹ.
- Không vận động mạnh: Hoạt động mạnh dễ gây va chạm vào vùng cằm. Bởi vậy mọi người chỉ nên vận động nhẹ đợi đến khi cằm vào phom dáng, filler ổn định mới quay lại tập thể thao.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này về vấn đề tiêm filler cằm xong bị cứng sẽ mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích. Trên thực tế nếu tiêm đúng kỹ thuật, chăm sóc đúng cách thì tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Liên hệ ngay với Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn tiêm filler an toàn, cách chăm sóc sau khi tiêm filler cùng các bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương!