Nhiều người muốn có vòng ngực đầy đặn nhưng không muốn phẫu thuật nâng ngực, thay vào đó đã tìm đến phương pháp tiêm filler ngực để thay thế. Tuy nhiên tiêm filler ngực liệu có an toàn không? Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia sẽ mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về phương pháp filler làm đầy ngực trong bài viết sau.
I. Tiêm filler ngực là gì?
Tiêm filler ngực là phương pháp tiêm đưa chất làm đầy vào bên trong những mô mềm ở ngực. Filler được sử dụng chủ yếu sẽ là Hyaluronic Acid hoặc Canxi nhằm mục đích giúp mọi người có được vòng 1 tròn đầy ấn tượng. Hiệu quả của phương pháp sẽ từ 18 – 24 tháng nếu tiêm Hyaluronic Acid, 5 năm nếu tiêm canxi làm đầy vùng ngực. Sau thời gian này filler sẽ tan đi và không còn hiệu quả.
Trên thực tế, rất nhiều người mong muốn thực hiện phương pháp này thay vì nâng ngực bởi cho rằng tiêm filler sẽ hạn chế xâm lấn nên đảm bảo an toàn, có thể thay đổi điều chỉnh dễ dàng với mức chi phí rẻ hơn so với việc nâng ngực.
II. Có nên tiêm filler ngực không?
Trên thực tế, mọi người tuyệt đối không được tiêm filler ngực bởi tỷ lệ biến chứng cao, không an toàn so với việc thẩm mỹ nâng ngực với túi ngực silicon hay túi nước muối. Những biến chứng tiềm ẩn khi thực hiện tiêm filler ngực đó là:
- Mất cảm giác vùng ngực: Tiêm filler khiến dây thần kinh tổn thương, mất cảm giác vùng ngực
- Khó khăn chẩn đoán bệnh lý: Filler khiến hình ảnh siêu âm, X quang tuyến vũ bị nhầm lẫn gây khó khăn trong việc chẩn đoán các bệnh lý tuyến vú.
- Nhiễm trùng vùng ngực: Sưng đau kéo dài, vùng tiêm nóng đỏ, mưng mủ, thậm chí nặng gây hoại tử các mô
- Tắc mạch máu: Filler nếu tiêm vào mạch máu sẽ có nguy cơ tắc mạch, làm hoại tử các mô vùng ngực cùng khu vực lân cận
- Các phản ứng dị ứng: Nếu cơ địa dị ứng với filler sẽ còn có nguy cơ ban ngứa, mẩn đỏ thậm chí sốc phản vệ.
- Vón cục vùng ngực: Nếu dùng Filler chất lượng kém, Filler không tương thích với cơ thể sẽ rất dễ vón cục, tạo thành khối u gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Filler dịch chuyển: Filler rất dễ dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu nên sẽ gây biến dạng vùng ngực
- Viêm mô dưới da: Cơ thể phản ứng lại với các chất lạ khiến viêm mô, trường hợp này sẽ cần đến can thiệp ngoại khoa để điều trị.
- Áp xe ngực: Vùng ngực có những túi mủ ở dưới da cần phẫu thuật loại bỏ hoặc rạch dẫn lưu mủ điều trị.
- Hoại tử mô: Tắc mạch máu, nhiễm trùng vùng ngực kéo dài gây hoại tử mô, thậm chí phải cắt bỏ ngực.
III. Cách xử lý khi gặp biến chứng tiêm filler ngực
Khi gặp những biến chứng do tiêm filler ngực cần xử trí đúng cách và kịp thời để cải thiện tình trạng, cách thực hiện như sau:
- Ngưng dùng bất kỳ thuốc uống/kem bôi thoa nào lên vùng ngực
- Nếu có dấu hiệu sưng đau, trước hết nên chườm lạnh để giảm sưng, uống thuốc giảm đau và theo dõi tình trạng. Nếu sau 3 – 5 ngày không thuyên giảm cần đi khám.
- Tuyệt đối không được tự ý xử lý biến chứng ngay tại nhà.
- Liên hệ với địa chỉ thực hiện tiêm filler ngực để kiểm tra tình trạng, nắm được loại filler sử dụng
- Thăm khám tại các có sở y tế chuyên khoa (thẩm mỹ, da liễu) hoặc đến bệnh viêm điều trị càng sớm càng tốt.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho mọi người những thông tin hữu ích về phương pháp tiêm filler ngực giúp ngực tròn đầy ấn tượng. Đây là cách làm đẹp không nên thực hiện bởi có nguy cơ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Liên hệ ngay với Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 nếu có nhu cầu thăm khám, xử lý các tình trạng tiêm filler biến chứng cùng đội ngũ bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương!