Căng da bụng là phương pháp được nhiều người quan tâm với mong muốn có vùng da bụng săn chắc. Tuy nhiên căng da bụng có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người khi tìm hiểu về phương pháp này. Vậy hãy cùng Hệ thống Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Căng da bụng là thế nào?
Căng da bụng là phương pháp thẩm mỹ loại bỏ da chùng, mỡ thừa và giúp làm săn chắc da vùng bụng. Nhờ đó giúp người thực hiện có vòng eo thon gọn, cải thiện được vóc dáng hiệu quả. Hiện nay có 3 phương pháp căng da bụng phổ biến đó là:
- Căng da bụng toàn phần: Loại bỏ đi lớp da, mỡ thừa kết hợp cùng việc siết cơ bụng lấy lại vòng eo gọn gàng
- Căng da bụng mini: Thực hiện cho những người có ít da thừa vùng bụng, chỉ thực hiện căng da ở phần bụng dưới.
- Căng da bụng nội soi: Dùng phương pháp nội soi để căng da bụng, phương pháp ít xâm lấn, phù hợp với những người có da bụng chùng nhão mức độ nhẹ.
II. Căng da bụng có nguy hiểm không?
Căng da bụng có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi muốn săn chắc vùng bụng.Theo đó, phẫu thuật căng da bụng không gây nguy hiểm, mà còn cải thiện tình trạng da bụng chảy xệ hiệu quả nếu thực hiện đúng kỹ thuật tại những địa chỉ thẩm mỹ uy tín theo đúng phác đồ của bác sĩ. Tuy nhiên phương pháp cũng có những rủi ro trong quá trình thực hiện mọi người nên cân nhắc như:
- Chậm lành sẹo: Những người có tổn thương căng da bụng ở mức độ nặng, cơ địa dễ bị sẹo.
- Giảm cảm giác: Vùng bụng dưới rốn sẽ thường mất cảm giác trong 3 – 12 tháng sau thực hiện căng da bụng
- Hoại tử: Phẫu thuật căng da bụng gây hoại tử hiếm xảy ra, tuy nhiên nếu thực hiện sai kỹ thuật sẽ có nguy cơ gặp biến chứng này.
- Chảy bạch huyết: Sau khoảng 1 tuần phẫu thuật căng da bụng sẽ có tình trạng chảy bạch huyết. Tuy nhiên vết thương sẽ khô dần theo thời gian
- Biến chứng nhiễm trùng: Vết thương sưng đỏ, mưng mủ, đau rát kéo dài có kèm theo sốt là triệu chứng nhiễm trùng nguy hiểm.
- Tụ máu: Tại khu vực căng da bụng có tình trạng tụ máu, bầm tím. Hiện tượng này cần được chọc hút để điều trị.
- Thuyên tắc mạch: Căng da bụng có nguy cơ viêm tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi. Để hạn chế nên đứng dậy sớm sau phẫu thuật, dùng thuốc chống đông máu.
Giống như nhiều phương pháp làm đẹp khác, căng da bụng vẫn có những rủi ro không mong muốn. Trước khi thực hiện các bác sĩ sẽ trao đổi lợi ích, rủi ro với người thực hiện, tùy nhu cầu mà mọi người nên cân nhắc và đưa ra quyết định có nên căng da bụng không.
III. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả căng da bụng
Hiệu quả căng da bụng sẽ ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Rủi ro sẽ tăng cao hơn nếu như những yếu tố dưới đây không được đảm bảo:
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Nếu da người thực hiện săn chắc, đàn hồi tốt sẽ phục hồi nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó những người có sức khỏe tốt quá trình lành vết thương cũng nhanh hơn.
- Tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ: Những bác sĩ có chuyên môn tốt, tay nghề cao quá trình thực hiện sẽ đúng kỹ thuật, vết thương hồi phục nhanh và hạn chế sẹo xấu trên da.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị của bệnh viện/phòng khám: Cơ sở căng da bụng cần được cấp phép, có hệ thống trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho quá trình thực hiện phương pháp. Thiết bị cao cấp giúp cho quá trình thực hiện đạt chuẩn, đảm bảo vô khuẩn, an toàn tránh biến chứng.
- Quy trình chăm sóc hậu phẫu: Chăm sóc đúng cách sau khi căng da bụng sẽ giúp đảm bảo hiệu quả và giúp vết thương nhanh lành hơn. Bởi vậy mọi người nên lưu ý vệ sinh và thay băng hàng ngày, mặc áo gen bụng, kiêng đồ ăn gây sẹo trong 1 – 2 tháng đầu, hạn chế việc vận động mạnh để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
IV. Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn căng da bụng?
Để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình căng da bụng mọi người cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp uy tín và được cấp phép, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
- Tham khảo những review, đánh giá từ các khách hàng đã thực hiện căng da bụng trước đó
- Thăm khám và tư vấn dịch vụ với các bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng da, tư vấn phương pháp căng da phù hợp, thời gian hồi phục, chi phí thực hiện tránh những rủi ro không mong muốn.
- Lựa chọn phương pháp căng da bụng phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhu cầu cá nhân.
- Chuẩn bị đủ sức khỏe, tinh thần trước khi thực hiện căng da bụng. Mọi người nên duy trì cân nặng ổn định, ngừng uống thuốc chống đông máu, chế độ ăn lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt cho việc phẫu thuật căng da bụng.
- Chăm sóc hậu phẫu đúng cách để tránh biến chứng xấu. Mọi người nên vệ sinh vết thương hàng ngày, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ.
- Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nhiều trái cây và rau xanh, không dùng chất kích thích và án những thực phẩm dễ gây sẹo như rau muống, đồ nếp, thịt bò,…
- Sinh hoạt điều độ, hạn chế vận động mạnh dễ gây tổn thương đến vùng căng da bụng. Ngoài ra ngủ đủ giấc, không thức khuya quá 23 giờ hàng ngày để vết thương có đủ thời gian phục hồi.
- Theo dõi, nhận biết những bất thường trên vết thương như sưng đỏ, vùng căng da chảy dịch, đau nhức kéo dài. Sau đó nhanh chóng thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để điều trị.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho mọi người vấn đề căng da bụng có nguy hiểm không. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật tại những địa chỉ uy tín phương pháp sẽ rất hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về phương pháp giảm mỡ bụng an toàn liên hệ ngay với Thẩm mỹ Maia&Maia qua hotline 032 845 1188